Nhu cầu lắp đặt nhà thông minh ngày càng tăng trong thời buổi công nghệ 4.0 phát triển hiện nay. Không chỉ nhìn thấy hệ thống này trong những biệt thự sang trọng xa hoa, mà bây giờ còn xuất hiện trong những căn hộ chung cư. Tuy nhiên, cách lắp đặt thiết bị điện thông minh trong gia đình thì nhiều chủ nhà cần tìm hiểu thật kỹ để biết cách sử dụng. Nhà thông minh HeraS hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình lắp đặt thiết bị điện thông minh qua bài viết này nhé!
CÁCH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG MINH
I – Khảo sát hệ thống điện trong ngôi nhà
1. Xác định công tắc
- Xác định công tắc có dây âm về bảng công tắc hay không để nên giải pháp lắp đặt công tắc. Số lượng cần lắp công tắc cho ngôi nhà.
- Xác định loại bảng công tắc cần lắp cho ngôi nhà hình vuông hay hình chữ nhật loại công tắc cảm ứng hay công tắc cơ
- Công tắc bình nóng lạnh xác định để đi dây và phương án thi công để lắp đặt bình nóng lạnh
2. Xác định chỗ lắp rèm tự động rèm tự động , lắp camera, lắp khóa cửa để lên kế hoạch lắp đặt
3. Tìm vị trí lắp đặt phù hợp hệ thống cảm biến để hoạt động một cách tối ưu nhất
4. Vị trí lắp đặt bộ xử lý trung tâm để có tín hiệu tốt nhất với thiết bị cũng như mạng LAN kết nối với bộ xử lý trung tâm và số lượng để lắp.
5. Vị trí đặt SPOT để điều khiển các thiết bị IR một cách tốt nhất để bắt sóng IR của thiết bị
II – Hướng dẫn lắp đặt công tắc thông minh
1. Kiểm tra nguồn điện của ngôi nhà
Trước khi lắp đặt thiết bị thông minh ta kiểm tra nguồn điện của ngôi nhà trước khi lắp dặt. Vì khi lắp đặt không kiểm tra nguồn điện mà lắp đặt thiết bị thì có thể gây ra dò dòng dẫn đến tắt hệ thống điện ngôi nhà.
Kiểm tra các bảng công tắc: mở các bảng công tắc ra xác định nguồn vào công tắc có dây âm hay không và kiểm tra về nguồn 220V, nguồn ra thiết bị điện
2.Thay bảng công tắc thông minh
A. Các loại đế lắp bảng công tắc thông minh
- Tương thích đến âm hình chữ nhật và hình vuông trên thị trường
- Khi lắp đặt 2 đế âm gần nhau thì khoảng cách giữa 2 đế âm phải lớn hơn 2 cm
- Đối với khi chôn đế để lắp thiết bị thì khoảng cách với tường lớn hơn 3.5 cm
B. Khi tiến hành lắp đặt công tắc
Ta tháo mặt công tắc của thiết bị để tiến hành lắp đặt công tắc vào đế âm của tường
C. Đấu nối dây điện vào công tắc
- Có 2 loại công tắc: cảm ứng và dùng cơ
- Cách lắp điện thông minh đấu dây vào công tắc :
Đối với công tắc cảm ứng:
- B1: Ta xác định nguồn AC ̴ ( 220V ) và dây ( L ) thiết bị điện rồi mời tiến hành lắp dây vào công tắc
- B2: Khi ta xác định được dây ( L ) và ( N ) nguồn AC ̴ ( 220V ) thì ta đấu ( L ) nguồn AC ̴ vào công tắc kí hiệu ( L ) trên công tắc. Với ( N ) nguồn AC ̴ ( 220V) ta đấu vào ( N ) kí hiệu công tắc. Đấu dây ( L ) của thiết bị điện tương ứng với kí hiệu ( L1 ) ,( L2 ) trên công tắc.
- B3: Khi đấu dây xong thì lắp vào đế âm đã có và cố định bằng vít công tắc với đế âm.
- B4: Lắp mặt công tắc (chú ý là khi lắp mặt công tắc thì ta nên lắp mặt công tắc trước khi cấp nguồn cho công tắc).
Đối với công tắc dùng cơ :
- B1: xác định dây ( L ) nguồn AC̴ ( 220V)và dây ( L )ra thiết bị điện rồi mời tiến hành lắp dây vào công tắc
- B2: Khi xác định được dây ( L ) nguồn AC ̴ và dây ( L ) thiết bị rồi thì ta đấu dây ( L ) nguồn AC ̴ vào công tắc kí hiệu ( L ) và với thiết bị ( L ) thì ta đấu vào công tắc tương ứng với kí hiệu ( L1 ), ( L2) .
- B3: Khi đấu dây xong thì lắp vào đế âm đã có và cố định bằng vít công tắc với đế âm
- B4: Lắp mặt công tắc (chú ý là khi lắp mặt công tắc thì ta nên lắp mặt công tắc trước khi cấp nguồn cho công tắc).
3. Cài đặt app thiết bị vào điện thoại
Cách cài đặt thiết bị vào app để điều khiển điện thoại:
B1: Lập tài khoản ứng dụng LIFESMART
B2: App thiết bị vào tài khoản LIFESMART
B3: đầu tiên app Bộ xử lý trung tâm
B4: Sau đó app thiết bị còn lại vào tài khoản
- Các bảng công tắc
- Điều khiển IR ( SPOT )
- Hệ thống cảm biến
- Rèm tự động
- Camera
- Khóa cửa
- …
B5: Cài đặt giọng nói
0 Nhận xét